Go To Contents

Gyeongsangnamdo office of education Giới thiệu Trung tâm giáo dục đa văn hóa

mobile button

홈 > > >

Nhập học chuyển tiếp với trường hợp nhập
cảnh vào Hàn Quốc sau thời gian cư trú nhất định tại nước ngoài.

Khái quát

Dưới đây là thủ tục nhập học chuyển tiếp với trường hợp nhập cảnh vào Hàn Quốc sau một thời gian cư trú nhất định ở nước ngoài mà không xét quốc tịch.

  1. Quyết định nhập học chuyển tiếp
  2. Hỏi các trường học trong khu vực đang cư trú

    [Tư vấn nhập học chuyển tiếp]

    1. Trường học gần nơi cư trú : Phó hiệu trưởng học Trưởng phòng đào tạo
    2. Sở giáo dục, Phòng giáo dục : Người phụ trách việc nhập học hay người phụ trách giáo dục đa văn hóa
  3. Giấy tờ cần thiết khi nhập học chuyển tiếp
    • Đơn xin nhập học chuyển tiếp (Theo mẫu quy định của từng tỉnh thành phố) 1 bản
    • Giấy tờ chứng minh sự thực liên quan đến xuất nhập cảnh hoặc đăng ký người nước ngoài (Giấy chứng nhận Sự thật Xuất nhập cảnh) 1 bản
      ※ Trong trường hợp gặp khó khăn khi nộp các giấy tờ trên có thể nộp thay thế bằng các ‘giấy tờ giúp xác nhận được sự thật cư trú như Giấy bảo lãnh về sự thật cư trú của người ở gần hay Hợp đồng Thuê nhà’.
    • Giấy tờ liên quan tới chứng minh học lực4) (Giấy chứng nhận tốt nghiệp hay giấy chứng nhận sự thực đang đi học, bảng điểm v.v...)
    Giấy tờ cần thiết khi nhập học chuyển tiếp
    chứng nhận tốt Nội dung
    Trường hợp đang theo học tại các trường được công nhận học lực ở nước ngoài được đăng trên trang chủ của Bộ Giáo dục Đối với các ‘trường công nhận học lực ở nước ngoài’ được đăng trên trang chủ của Bộ Giáo dục có thể thay thế bằng giấy tờ do Hiệu trưởng cấp mà không cần có sự xác nhận học lực quốc tế hay xác nhận của lãnh sự. ▶ Danh sách trường chứng nhận hoc lực ở nước ngoài: Màn hình chính của trang chủ Bộ Giáo dục www.moe. go.kr: Chính sách> Giáo dục tiểu học, THCS, THPT> có thể xác nhận được ở Chương trình đào tạo: Tên văn bản: “Hướng dẫn đơn giản hóa thủ tục xử lý giấy tờ học tập của học sinh quay về nước”
    http://www.moe.go.kr/web/100063/ko/board/view.do?bbsId=316&boardSeq=63271&mode=view
    ※ Tuy nhiên, trường hợp trường không có trong danh sách đăng trên trang chủ có thể chứng minh là cơ quan giáo dục chính quy của nước sở tại hay xác nhận thông qua chế độ xác nhận học lực quốc tế và thủ tục công chứng của lãnh sự quán.
    Trường hợp là quốc gia tham gia Công ước Apostille miễn hợp pháp hóa giấy tờ công Với giấy tờ của nước ngoài: sau khi xác nhận Apostille phải dịch ra tiếng Hàn có công chứng rồi đem nộp (Tham khảo danh sách quốc gia tham gia Công ước Apostille tại trang 44)
    Trường hợp quốc gia chưa tham gia Công ước Apostille Trường hợp quốc gia chưa tham gia Công ước Apostille: đem bản chính và bản dịch (tiếng Hàn) đi công chứng, xin đóng dấu của Lãnh sự quán Hàn Quốc tại nước mình và đem nộp.
    • Ngoài ra, tùy theo từng trường có thể yêu cầu bản sao hộ chiếu, giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình, Bản đăng ký chứng minh nhân dân (với trường hợp đã nhận quốc tịch Hàn Quốc) nhằm xác nhận thông tin học sinh vì mục đích giáo dục.
    [Nguyên tắc công nhận học lực đạt được tại nước ngoài]
    - Hoàn tất chương trình đào tạo trên 6 năm: Công nhận tốt nghiệp tiểu học
    - Hoàn tất chương trình đào tạo trên 9 năm: Công nhận tốt nghiệp THCS
    - Hoàn tất chương trình đào tạo trên 12 năm: Công nhận tốt nghiệp THPT
    [Trường hợp khó có thể chứng minh học lực] Với học sinh gặp khó khăn khi chứng minh học lực có thể yêu cầu Sở Giáo dục tỉnh, thành phố thẩm định công nhận học lực
  4. Nộp giấy tờ liên quan nộp cho trường nhập học chuyển tiếp
  5. Nhập học chuyển tiếp

- Bản xác nhận Apostille

Khi nhận được Apostille trên văn bản công (như Bảng điểm...) của nước tham gia Hiệp ước thì văn bản đó sẽ có hiệu lực như văn bản công của Hàn Quốc.

- Phương pháp xin cấp Apostille

  • Chuẩn bị hồ sơ có thể chứng minh được học lực do trường đang theo học tại nước ngoài cấp (kèm theo bản dịch*, phải bao gồm cả chữ ký và con dấu của hiệu trưởng)
    * Bản dịch phải được công chứng của người công chứng thì mới có thể được xác nhận Apostille
  • Xin xác nhận Apostille qua Bộ Ngoại giao hay thông qua cơ quan cấp Apostille của đất nước mình (dán dấu xác nhận Apostille )
  • Sẽ được công nhận là văn bản công khi nộp vào cơ quan giáo dục tại Hàn Quốc mà bản thân muốn nhập học chuyển tiếp
  • Hiến pháp và Hiệp ước liên quan tới quyền lợi của thiếu nhi bảo đảm nghĩa vụ giáo dục nhi đồng và thanh thiếu niên nên trẻ em có thể nhập học vào bậc tiểu học và THCS mà không cần xét đến điều kiện cư trú. Có một số trường hợp do sợ bị lộ nhân thân mà không cho con đến trường, nhưng Hàn Quốc không truy bắt cư trú bất hợp pháp qua con em đang đi học để bảo đảm quyền đi học của trẻ em.
    Hiệp ước liên quan tới quyền lợi của nhi đồng
    • Điều 2 1. Nước sở tại trong phạm vi quyền hạn của mình phải tôn trọng quyền lợi được quy định trong hiệp ước và đảm bảo điều này cho mỗi trẻ em mà không được có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào về nhân chủng, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, ý kiến vè chính trị, dân tộc xuất thân, tính nhân chủng và tính xã hội, tài sản, không có năng lực của trẻ em hoặc bố mẹ cũng như người đỡ đầu.
    • Điều 28 1. Nước sở tại phải công nhận quyền lợi về mặt giáo dục của trẻ em và đặc biệt phải có các biện pháp dưới đây để đạt tới quyền lợi này trên nền tảng của sự bình đẳng về mặt cơ hội tiến triển đồng đều.
      a. Giáo dục tiểu học là nghĩa vụ và phải được cung cấp miễn phí tới tất cả mọi người
  • Các phụ huynh có con em muốn học chuyển tiếp tại Hàn Quốc nên trực tiếp tới trường, Sở Giáo dục hoặc Cơ quan Hỗ trợ Giáo dục tỉnh, thành trực thuộc để được tư vấn. Tại các trường, thông thường Hiệu phó hoặc Trưởng phòng Giáo vụ đảm nhiệm tư vấn nhập học và tại Sở Giáo dục hoặc Cơ quan Hỗ trợ Giáo dục tỉnh, thành có cán bộ phụ trách nhập học. Do có trường hợp cán bộ phụ trách vắng mặt hoặc phải đợi nên không nên tự đến mà nên hẹn qua điện thoại trước. Để nhập học cần có những hồ sơ trong bảng trên, nên mang theo khi đi tư vấn để việc tư vấn được tiến hành thuận lợi. Có thể yêu cầu nộp thêm giấy tờ tùy vào sự cần thiết mang tính giáo dục.

Thủ tục đăng ký học chuyển tiếp

  1. Học sinh
    Đến trường thuộc nơi cư trú, đăng ký xin học chuyển tiếp
  2. Nhà trường
    Sau khi thẩm định hồ sơ hoặc thực hiện đánh giá công nhận đã học theo từng môn học, Thực hiện nhập học chuyển tiếp theeo thủ tục học chuyển tiếp thông thường
    (Trường tiểu học - Học chuyển tiếp vào các trường thuộc khu vực cư trú
    Trường THCS - Cho phép trong phạm vi thiếu học sinh theo từng năm học
    Trường THPT - Hiệu trưởng đồng ý trong phạm vi không gây trở ngại tới việc thực hiện Chương trình đào tạo)
  3. Học sinh
    Đăng ký học chuyển tiếp

Ủy ban thẩm định học lực của học sinh đa văn hóa

  • Các học sinh đa văn hóa trong độ tuổi đi học (trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi) muốn nhập học chuyển tiếp vào chương trình THCS gặp khó khăn khi chứng minh học lực có thể yêu cầu Sở Giáo dục của các tỉnh thành thẩm định công nhận học lực.
  • Học lực của học sinh đa văn hóa được quyết định qua việc tham khảo giấy tờ liên quan như Đơn đăng ký Học lực và xét trên phương diện tổng hợp gồm chế độ học lực của Hàn Quốc, thời gian học tại nước sở tại hoặc nước thứ ba, mức học lực hiện tại, ước nguyện của người đăng ký và người bảo hộ của người đăng ký.
  • Ủy ban thẩm định học lực có thể thực hiện phỏng vấn trực tiếp và thi viết nhằm công nhận học lực trong trường hợp thấy cần kiểm tra năng lực hoàn thành chương trình của đối tượng xin xét công nhận học lực.

- Thủ tục xét công nhận học lực học sinh đa văn hóa

  1. Học sinh (người đăng ký)
    Nộp Đơn xin công nhận Học lực tại Sở Giáo dục tỉnh thành phố (nộp qua bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp)
  2. (người đăng ký) Sở Giáo dục tỉnh thành phố
    Nhận hồ sơ và triệu tập Ủy ban xét Công nhận học lực
  3. Ủy ban xét học lực
    Xét hồ sơ (Thực hiện phỏng vấn trực tiếp và thi viết để công nhận học lực khi cần thiết)
  4. Sở Giáo dục tỉnh thành phố
    Thông báo kết quả xét

- Danh mục hồ sơ nộp cho Sở Giáo dục

  • 1 Đơn xin công nhận học lực
  • 1 bản Bản sao hộ chiếu hoặc 1 bản văn bản công có thể xác nhận được ngày tháng năm sinh:
  • 1 bản Xác nhận việc cư trú tại Hàn Quốc hoặc 1 bản Giấy Xác nhận Đăng ký người nước ngoài
  • 1 bộ Hồ sơ chứng minh học lực (trừ trường hợp không nộp được hồ sơ chứng minh học lực)
    ※ Các văn bản được soạn thảo bằng tiếng nước ngoài ngoại trừ tiếng Anh phải nộp bản chính và bản dịch công chứng.